tramhuongs_db Trầm Hương & Hạnh Ngộ

Trầm Hương & Hạnh Ngộ

Trầm Hương & Hạnh Ngộ

Trầm Hương & Hạnh Ngộ

Trầm Hương Sinh Học TTT

Trầm Hương Sinh Học TTT
Trầm Hương Sinh Học TTT

Trầm Hương & Hạnh Ngộ

Nguồn gốc & công nghệ cấy tạo trầm hương của TTT farm

 

  Với niềm đam mê bất tận với Trầm Hương cùng tâm nguyện giúp ích cho đời, Sư thầy Thích Giác Nhi đã mang giá trị của cây Dó bầu và Trầm hương đến gần hơn với con người, phát triển nền kinh tế xã hội, thay đổi hoàn toàn quan niệm “Ngậm ngải tìm trầm”.

  Cơ duyên hạnh ngộ Trầm Hương từ một vị Tiến sĩ Sinh Học đang công tác tại quần đảo Phú Quốc - nơi Sư thầy Thích Giác Nhi ẩn cư tu tập, khá ngẫu nhiên. Sau khi thăm hỏi, hai vị trao đổi cùng nhau những câu chuyện, chân lý Đạo - Đời rất tâm đắc. Biết tu sĩ thích trồng trọt và hoạt động từ thiện, vị Tiến sĩ đã phân tích khái quát về giá trị, tiềm năng kinh tế của Trầm hương và cây Dó bầu - Quốc sản quý hiếm và đắt đỏ của tài nguyên rừng. Từ đó, vị sư nung nấu ý định phát triển giống cây này để thực hiện tâm nguyện giúp đời, giúp người mà Ông tâm huyết bấy lâu nay.

 

Sư thầy Thích Giác Nhi bên cây Dó Bầu

 

  Năm 1992, Sư thầy Thích Giác Nhi đã mang giống cây Dó bầu rời đảo Phú Quốc về trồng tại núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai (nay là Tịnh xá Tam Quy 2). Qua tổ chức thu hái và gieo ươm, hằng năm tại đây trang trại cho ra khoảng 300 kg hạt đủ khả năng sản xuất trên 2.000.000 cây con giống Dó bầu và sau đó lan sang các tỉnh thành: Ninh Thuận, Quảng Nam, Đăk Lak, Khánh Hòa, Hà Nội,… Ngoài ra, Ông còn tham gia tư vấn tại các chương trình Truyền hình khuyến nông trên cả nước, khuyến khích bà con nông dân trồng cây Dó bầu, bởi ông tâm niệm công việc này không chỉ tự nuôi sống mình cùng các đệ tử mà còn có thể giúp đỡ nhiều người khác.

 

 Hoa trầm hương lại nở dưới núi Chứa Chan

 

  Sau 10 năm trồng cây đến tuổi cho ra hạt, ông lấy hạt ươm và cho cây giống, quá trình này mất khoảng 10 tháng. Với kinh nghiệm từ những lần thất bại liên tiếp, ông chia sẻ: “ Cây Dó bầu thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đất phải cao, không bị ngập úng vì cơ bản cây Dó thuộc về núi rừng đại ngàn. Tuy nhiên, hạt Dó rất khó tính, hái phải ươm, gieo ngay, gieo ươm trễ 1 ngày sẽ giảm tỉ lệ nảy mầm một phần”.

  Trầm hương ngoài tự nhiên vô cùng khan hiếm, tìm được Trầm rừng đã rất khó, khi vườn Dó bầu của ông đã đến tuổi để xử lý tạo Trầm thì việc làm sao để cho ra chất lượng Trầm hương đạt chuẩn và duy trì được vùng nguyên liệu lại càng khó gấp ngàn lần. Tại thời điểm đó, rất nhiều nhà nghiên cứu cùng các đơn vị trong và ngoài nước đã tìm đến vườn để xin ông được cấy thử nghiệm một số cây nhưng kết quả đều không thành công. Đa số các phương pháp tạo Trầm đều sử dụng các chất hóa học có tính axit mạnh nhằm gây tổn thương và rút ngắn thời gian tạo trầm, do đó dẫn đến rủi ro chết cây cao và thành phẩm tạo ra ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

  Trải qua vô số khó khăn và thất bại, cuối cùng ông đã gặt hái được thành công vượt mong đợi khi những cây Dó bầu mà chính ông đã “đục lỗ, gây thương tích” đã tỏa ra mùi hương Trầm nhẹ nhàng. Theo thời gian các tia Trầm xuất hiện với mật độ dày và nhiều hơn, điều đó khiến ông thực sự vui mừng. Sau khi quyển “Trầm Hương Khảo Luận” của ông viết được Nhà xuất bản Văn nghệ TPHCM ấn hành, nhóm giảng viên Trường Đại học Mở - Bán công đã về nghiên cứu, cấy thử nghiệm trên cây Dó bầu 13 năm tuổi. Hàng chục nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Tinh dầu - Hương liệu - Mỹ phẩm Việt Nam đánh tiếng mời ông vào Ban chấp hành của hội nhưng ông từ chối.

 

Tác giả cuốn trầm hương khảo luận 

 

  Ngày 21-3-2005, ông đã gửi một bức thư đến Thủ tướng Phan Văn Khải. Trong thư, ngoài nguyện vọng tha thiết xin được nhận đất trồng rừng, ông còn trình bày chi tiết “Dự án trồng 2.000 ha trầm hương” làm cơ sở chứng minh cho kế hoạch của mình.

  Vui mừng không kể xiết khi ngày 15-4-2005, Đại đức Thích Giác Nhi đã nhận được công văn phản hồi từ Văn phòng Chính phủ. Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tu sĩ Thích Giác Nhi thực hiện nguyện vọng của mình. Tiếp đó, ngày 28-4-2005, ông nhận được công văn trả lời chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát hoàn toàn ủng hộ những thiện tâm của ông về việc tham gia gây trồng phát triển cây Dó bầu.

 

 

  Dự án này góp phần rất lớn vào sự phục hồi đất rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo công ăn việc làm cho người dân lao động địa phương. Hơn thế nữa, việc tạo ra được “Quốc bảo” Trầm hương đắt đỏ, quý hiếm từ cây Dó bầu sẽ mang lại giá trị rất cao và tiềm năng tuyệt vời. Với mục đích đưa ngành Trầm Hương Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ ổn định để phát triển đất nước, sư thầy Thích Giác Nhi không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều lần ông nói rằng “Trồng rừng là pháp môn tu hành tạo ra công đức nhân sinh xã hội, nếu gầy dựng thành công rừng trầm hương thì nó sẽ mang đến hai nguồn lợi lớn: thứ nhất rừng giúp bảo vệ môi trường, thứ hai là nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn” - ông khẳng định.

  Với cơ duyên hạnh ngộ Trầm hương cùng công trình nghiên cứu tâm huyết hơn 30 năm, Sư thầy Thích Giác Nhi cùng Sư cô Nguyệt Liên (thế hệ đời thứ 2 nắm giữ công nghệ sinh học) đã thực nghiệm công phu trên rất nhiều cây Dó bầu để cho ra đời phương pháp tạo trầm tốt nhất thị trường hiện nay. Anh Nguyễn Công Phú - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Dự án Công ty CP Trầm Hương Sinh Học TTT đã hữu duyên được hai vị tu sĩ truyền thụ lại công nghệ này để tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị kinh tế của những vườn cây Dó bầu.

 

Ban lãnh đạo TTT trong chuyến thăm thầy

 

 Ông: Nguyễn Công Phú PCT HĐQT - kiêm GĐ dự án 

 

  Công nghệ tạo Trầm Hương bằng phương pháp “Đục hộc và kích thích sinh học” được bào chế từ các gốc men vi sinh cao cấp kết hợp với một số dược liệu quý từ thiên nhiên trộn cùng đất sét tạo nên hỗn hợp dạng sệt, sau đó được đắp trực tiếp vào các hộc hình chữ nhật được kỹ thuật đục sẵn trên thân cây Dó bầu. Kế tiếp, để giữ ẩm cho vi sinh sau khi đắp men, tại các hộc cấy sẽ được phủ một lớp bạt, đồng thời tránh tình trạng rơi men ra ngoài trong quá trình cấy tạo. Men vi sinh sống được sục khí oxi, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ chuẩn đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. Chế phẩm vi sinh chứa các vi sinh vật tác động trực tiếp và liên tục vào các hộc nhằm mục đích gây tổn thương chủ động giúp cho tinh dầu tích tụ nhiều tại một điểm và tạo trầm nhanh hơn. Quy trình cấy men được thực hiện 2 - 3 lần, men vi sinh được bổ sung định kỳ liên tục trong suốt quá trình cấy tạo.

  Ngoài ra, công nghệ độc quyền TTT Fam nghiên cứu và áp dụng các yếu tố bổ trợ khác giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả tạo Trầm, điều này vô cùng quan trọng và cần thiết giúp duy trì sự sống và sức khỏe cho cây trồng. Cây Dó bầu chỉ sau khoảng thời gian ngắn cấy tạo được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ mọc ra nhiều chồi non tươi tốt, sau 3 tháng đã tạo Trầm với xác suất thu trầm gần như đạt 100%.

 

 

  Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất độc hại nào, được kiểm định không gây hại cho cây trồng và sức khỏe con người như các phương pháp hóa học khác. Bên cạnh đó, sau nhiều lần cắt hộc bán thử nghiệm thành công tại các buổi giao lưu trong và ngoài nước, công nghệ TTT Farm được đánh giá có thể tạo ra chất lượng Trầm hương tương đương hoặc tốt hơn Trầm rừng tự nhiên với mùi hương đạt chuẩn.

  Với tiêu chuẩn chọn lọc cấy tạo trên vùng nguyên liệu Dó bầu quy mô lớn, với độ tuổi tối thiểu từ 15 - 20 năm trở lên cây sẽ sở hữu lượng tinh dầu tốt, kích thước đạt chuẩn. Ngoài ra, điều kiện thổ nhưỡng và vị trí địa lý phù hợp là các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thành phẩm.

  Công nghệ sinh học TTT Farm được chứng minh tạo được Trầm hương sinh khối lớn, đồng nhất về mùi vị, chất lượng lẫn số lượng khi khai thác, không chứa thành phần hóa chất, không gây chết cây, giúp bảo tồn vùng nguyên liệu phục vụ cho việc cấy tạo nhiều chu kỳ, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững.

 

  Hơn 35 năm trước, tại suối Đá Bàn (thuộc ấp Bến Tràm, xã Cửu Dương, huyện Phú Quốc), tu sĩ Thích Giác Nhi được một người khách lạ ghé thăm. Qua chuyện đạo chuyện đời, biết vị tu sĩ trẻ đang nuôi mơ ước nhiều hoạt động từ thiện.

Nguồn từ báo Sài Gòn - Giải Phóng năm 2006

 

Xem báo: https://www.sggp.org.vn/nguoi-mang-duyen-no-voi-tram-huong-27268.html

 

 

 

Thông tin liên hệ

Trụ sở: Số 68, đường A4, phường 12, Q. Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 096.200.7615

hotline Tư vấn miễn phí 24/7 0962007615
×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

security

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

Khôi phục mật khẩu
captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký